leather là gì

Leather là gì? Ưu nhược điểm và phân loại da thật và da giả

Leather – da thuộc, từ lâu đã được biết đến là một vật liệu cao cấp, mang đến vẻ đẹp sang trọng và độ bền bỉ vượt trội. Vậy leather là gì, hãy cùng Shondo khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. Leather là gì?

Thuật ngữ leather thường sử dụng để chỉ da thật – loại vật liệu tự nhiên có nguồn gốc từ da động vật, chủ yếu là da bò, dê, cừu. Trải qua quy trình thuộc da tỉ mỉ, chúng ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo, giày dép, túi xách, và đồ nội thất.

Ngày nay leather còn dùng để chỉ các loại da nhân tạo như faux leather, synthetic leather hay PU leather. Việc thêm các từ faux, synthetic hay PU trước leather nhằm phân biệt rõ ràng với da thật, đồng thời nhấn mạnh đây chỉ là chất liệu mô phỏng có vẻ ngoài tương tự da động vật.

Leather là loại da thật, có nguồn gốc từ da của động vật
Leather là loại da thật, có nguồn gốc từ da của động vật

2. Ưu và nhược điểm của chất liệu da

Leather có những ưu điểm nổi bật và một số hạn chế như sau:

2.1. Ưu điểm

  • Độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài: Nổi tiếng với khả năng chịu mài mòn, vì thế chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm sử dụng thường xuyên.
  • Tính thẩm mỹ cao, mang đến vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm: Leather mang đến vẻ đẹp vượt thời gian, tạo nên nét tinh tế và đẳng cấp cho người dùng.
  • Chống thấm nước tốt: Khả năng chống nước tự nhiên giúp bảo vệ đồ dùng khỏi những tác động của thời tiết.
  • Thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng: chất liệu có khả năng lưu thông khí, mang lại cảm giác thoải mái ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Dễ vệ sinh, bảo quản: Leather tương đối dễ dàng để làm sạch và bảo quản, giúp kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Leather có khả năng chống thấm nước tốt
Leather có khả năng chống thấm nước tốt

2.2. Nhược điểm

  • Giá thành cao hơn so với các loại chất liệu khác: Quy trình sản xuất leather phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, dẫn đến giá thành sản phẩm khá đắt đỏ.
  • Khó bảo quản: Leather cần bảo quản kỹ lưỡng và đặc biệt để tránh bị khô, nứt hoặc phai màu.
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm cao: Nhiệt độ cao và độ ẩm có thể khiến leather bị biến dạng, mất đi vẻ đẹp tự nhiên.
Giá thành của Leather khá cao
Giá thành của Leather khá cao

3. Các loại chất liệu da phổ biến

Việc phân biệt các loại da trên thị trường hiện nay sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách.

3.1. Da thật

Da thật là chất liệu cao cấp được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang, nội thất, và sản phẩm thủ công. Dưới đây là các loại da thật phổ biến:

3.1.1. Full Grain Leather

Full Grain Leather là loại da cao cấp nhất, được lấy từ lớp da trên cùng, giữ nguyên vẹn các đặc tính tự nhiên. Bề mặt da tự nhiên, không mài mòn, sở hữu độ bền vượt trội và khả năng chống thấm nước tốt. 

Ưu điểm lớn nhất là vẻ đẹp độc đáo của vân da tự nhiên, càng sử dụng càng bóng đẹp. Nhược điểm duy nhất là giá thành cao hơn so với các loại da khác.

Full Grain Leather biết đến là loại da cao cấp nhất
Full Grain Leather biết đến là loại da cao cấp nhất

3.1.2. Top Grain Leather

Top Grain Leather là lớp da thứ hai, lấy từ phần da còn lại sau khi tách lớp Full Grain Leather. Bề mặt da được xử lý, mài mòn để loại bỏ các khuyết điểm, tạo độ đồng đều và mềm mại. Ưu điểm là da có giá thành mềm hơn Full Grain Leather. Tuy nhiên, độ bền cũng thấp hơn.

Top Grain Leather là lớp da thứ hai sau loại Full Grain Leather
Top Grain Leather là lớp da thứ hai sau loại Full Grain Leather

3.1.3. Genuine Leather

Genuine Leather là thuật ngữ chung để chỉ các loại da thật, bao gồm cả Full Grain Leather, Top Grain Leather và các lớp da thấp hơn. Do đó, độ bền, bề mặt và giá thành của Genuine Leather phụ thuộc vào lớp da đang sử dụng.

Lớp da Genuine Leather có độ bền cao
Lớp da Genuine Leather có độ bền cao

3.1.4. Bonded leather

Bonded leather tạo thành từ các sợi da thật vụn được xay nhuyễn, trộn với nhựa và ép lại. Bề mặt da không đồng đều, độ bền thấp hơn so với các loại da thật khác. Ưu điểm lớn nhất là giá thành rẻ, phù hợp sản xuất đại trà.

Lớp da Bonded leather có giá thành tương đối rẻ
Lớp da Bonded leather có giá thành tương đối rẻ

3.1.5. Patent Leather

Patent Leather là loại da được phủ một lớp sơn bóng, tạo nên bề mặt sáng bóng, bắt mắt, dễ lau chùi. Khả năng chống thấm nước của Patent Leather cũng rất tốt. Tuy nhiên, loại da này dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.

Patent Leather là lớp da bóng, có khả năng chống nước tốt
Patent Leather là lớp da bóng, có khả năng chống nước tốt

3.1.6. Pebble Grain Leather

Pebble Grain Leather là loại da dập nổi tạo thành các hạt nhỏ li ti trên bề mặt, chống trầy xước tốt. Bề mặt da sần tạo nên phong cách cổ điển, sang trọng. Tuy nhiên, việc vệ sinh loại da này có phần khó khăn hơn.

Da Pebble Grain Leather khá khó vệ sinh
Da Pebble Grain Leather khá khó vệ sinh

3.1.7. Suede Leather

Suede Leather là loại da làm từ mặt trái của da động vật, có bề mặt mềm mại, giống như nhung. Ưu điểm là tạo cảm giác thoải mái khi tiếp xúc. Tuy nhiên, Suede Leather dễ bám bụi và thấm nước, đòi hỏi sự bảo quản kỹ lưỡng.

Da Suede Leather dễ bám bụi
Da Suede Leather dễ bám bụi

3.2. Da giả

Da giả (hay da công nghiệp) được sử dụng rộng rãi như một giải pháp thay thế cho da thật, với ưu điểm giá thành thấp, dễ sản xuất và thân thiện với môi trường. Dưới đây là các loại da giả phổ biến nhất:

3.2.1. PU Leather

Da PU Leather là loại da giả được tạo ra bằng cách phủ lên bề mặt vải một lớp nhựa Polyurethane. Loại da này có cấu trúc tương đối giống da thật, bề mặt mềm mại, độ bền khá cao, khả năng chống thấm nước tốt. 

Ưu điểm là giá thành rẻ, đa dạng màu sắc, dễ vệ sinh. Nhược điểm là khả năng thoáng khí kém hơn da thật.

Khả năng thoáng khí của da PU Leather kém hơn các loại da thật
Khả năng thoáng khí của da PU Leather kém hơn các loại da thật

3.2.2. Faux Leather (Simili)

Faux Leather (Simili) là loại da giả làm từ PVC (Polyvinyl chloride) – loại nhựa rẻ và phổ biến. Faux Leather thường có độ bóng và cứng hơn da thật, khả năng chống thấm nước tốt, giá thành rẻ. Tuy nhiên, độ bền và tuổi thọ của Faux Leather thấp.

Da Faux Leather làm từ PVC phổ biến trên thị trường
Da Faux Leather làm từ PVC phổ biến trên thị trường

3.2.3. Synthetic Leather

Synthetic Leather là các loại da nhân tạo, bao gồm PU Leather, Faux Leather. Nhìn chung, đây là loại da có giá thành rẻ, dễ vệ sinh và bảo quản.

Synthetic Leather có giá thành tương đối rẻ
Synthetic Leather có giá thành tương đối rẻ

3.2.4. Da Microfiber

Da Microfiber là loại da giả cao cấp, làm từ sợi Microfiber siêu nhỏ, có cấu trúc tương tự da thật. Ưu điểm là bề mặt da mềm mại, độ bền cao, khả năng chống thấm nước và thoáng khí tốt. Tuy nhiên, giá thành khá cao so với các loại da giả khác.

Da Microfiber có khả năng kháng nước cao
Da Microfiber có khả năng kháng nước cao

4. Ứng dụng đa dạng của chất liệu da trong đời sống

Sở hữu những ưu điểm vượt trội, leather ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, từ thời trang, nội thất cho đến đồ gia dụng và phụ kiện.

4.1. Trong ngành thời trang

Leather là chất liệu ưa chuộng trong ngành thời trang, đặc biệt là phân khúc cao cấp, mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và đẳng cấp cho người sử dụng. Từ giày dép, túi xách, ví, thắt lưng đến áo khoác, quần da, leather đều khẳng định được vị thế dẫn đầu về tính thẩm mỹ và độ bền bỉ. 

Ứng dụng leather trong việc sản xuất giày, dép, túi xách,...
Ứng dụng leather trong việc sản xuất giày, dép, túi xách,…

4.2. Trong các lĩnh vực khác

Bên cạnh thời trang, leather còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác. 

  • Trong nội thất, sofa da, ghế da, bàn ghế ăn da luôn là lựa chọn hàng đầu cho không gian sang trọng và đẳng cấp. 
  • Ghế da ô tô, nội thất da ô tô mang đến sự tiện nghi và thẩm mỹ cho người sử dụng. 
  • Sản xuất đồ gia dụng như khay đựng đồ, lót ly, thảm da,… và các loại phụ kiện như dây đồng hồ, ốp lưng điện thoại,…
Ghế sofa là từ leather
Ghế sofa là từ leather

5. Cách bảo quản sản phẩm làm từ da

Bảo quản đúng cách là yếu tố quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ và giữ gìn vẻ đẹp cho các sản phẩm leather.

  • Vệ sinh: Dùng khăn mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch leather. Hạn chế hóa chất mạnh, có thể gây phai màu hoặc làm hỏng da.
  • Bảo quản: Cất giữ sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Những nơi có Độ ẩm khiến leather ẩm mốc, nhiệt độ cao làm leather khô, nứt.
  • Chăm sóc chuyên dụng: Sử dụng xi, kem dưỡng da dành cho leather. Việc này giúp leather luôn mềm mại, bóng đẹp.
  • Lưu ý khi sử dụng: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài. Khi sản phẩm bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm và để khô tự nhiên.
Bảo quản leather ở nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản leather ở nơi khô ráo, thoáng mát

6. Các câu hỏi liên quan

6.1. Sử dụng sản phẩm từ da có bị lỗi mốt không?

Chất liệu này mang tính thời thượng, không bao giờ lỗi mốt. Vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và đẳng cấp của leather luôn có sức hút riêng biệt. Hơn nữa, leather dễ dàng kết hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau, từ cổ điển, thanh lịch cho đến hiện đại, cá tính.

6.2. Chất liệu da có đắt không?

Tùy vào chất liệu, độ bền và thương hiệu mà giá của leather sẽ dao động ở nhiều mức giá khác nhau. Leather thật, đặc biệt là Full Grain Leather, thường có giá thành cao hơn so với các loại da giả. Tuy nhiên, độ bền vượt trội và vẻ đẹp sang trọng của leather thật xứng đáng với giá trị mà bạn bỏ ra.

Giá của leather tùy thuộc vào chất liệu, độ bền cũng như thương hiệu bạn chọn
Giá của leather tùy thuộc vào chất liệu, độ bền cũng như thương hiệu bạn chọn

Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về leather là gì cũng như ưu, nhược điểm của loại vải này. Mong rằng với những thông tin trên, Shondo đã giúp bạn dễ dàng lựa chọn được những sản phẩm leather phù hợp với nhu cầu và phong cách của bản thân.

5/5 - (1 vote)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *