Bạn có biết, thay vì mua giày mới tốn kém chúng ta hoàn toàn sửa chữa những hư hỏng nhỏ bằng keo dán giày thể thao chưa. Hôm nay, Shondo sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin thú vị về phương pháp khắc phục này nhé.
1. Keo dán giày thể thao là gì?
Đây là loại keo dán chuyên dụng dùng để sửa chữa các vấn đề như bong tróc, hở đế,… Loại keo này có độ bám dính cao, chịu nước tốt và có khả năng đàn hồi ổn định.
Keo dán giày thể thao khác biệt với các loại keo dán thông thường ở khả năng chịu nước và độ bám dính vượt trội. Tất nhiên keo bình thường không chịu được nước và dễ bị bong tróc khi tiếp xúc ở môi trường ẩm ướt.
Ngoài ra, loại keo này còn có độ đàn hồi cao, cho phép giày co giãn theo chuyển động của bàn chân mà không bị nứt gãy, điều mà các dòng keo khác không có khả năng.
2. Những lợi ích khi dùng keo dán giày thể thao
Sử dụng keo dán giày thể thao mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật khác:
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải mua giày mới thì bạn chỉ bỏ ra khoản tiền nhỏ để mua keo và tự sửa tại nhà. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm đáng kể, đặc biệt là những đôi giày đắt tiền.
- Bảo vệ môi trường: Sản xuất giày dép thải ra môi trường lượng lớn khí thải và chất thải. Bằng cách sửa chữa và tái sử dụng giày, chúng ta đã góp phần giảm thiểu lượng rác và giảm ô nhiễm.
- Giữ gìn đôi giày yêu thích: Mỗi người có mỗi “dế yêu” riêng để gắn bó trong thời gian dài. Khi chúng bị hỏng, việc dùng keo dán giày thể thao là cách tốt nhất để giữ lại kỷ niệm và tiếp tục sử dụng.
- Tự sửa chữa nhanh chóng: Chúng ta dễ dàng fix giày ngay lập tức, đảm bảo mọi công việc không bị gián đoạn.
3. Chọn keo dán giày thể thao dựa vào các tiêu chí nào?
Lựa chọn keo dán giày thể thao phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sửa chữa. Sau đây là các tiêu chí bạn cần xem xét:
3.1 Chất liệu giày
Mỗi loại chất liệu sẽ phù hợp với một loại keo dán khác nhau. Vì vậy chúng ta cần xác định chính xác để chọn loại keo tương ứng và có độ bám dính tốt nhất với chất liệu đó.
Ví dụ, nếu giày của bạn làm bằng da, bạn nên chọn loại keo dán chuyên dụng cho da. Nếu giày làm bằng vải, bạn nên chọn loại keo dán có khả năng không làm cứng vải.
3.2 Mục đích sử dụng
Chúng ta cần xác định rõ mục đích sử dụng giày như để đi lại bình thường, tập luyện thể thao,… để chọn loại keo có khả năng chịu lực phù hợp.
Nếu bạn sử dụng giày để vận động ở cường độ cao, bạn nên chọn keo có độ bám dính cực tốt, chịu nước và chịu lực vượt trội. Nếu bạn chỉ dùng giày đi lại bình thường, bạn chọn keo có độ bám dính vừa phải là đủ.
3.3 Độ bám dính
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc dán giày. Khuyến khích bạn tin dùng keo có độ bám dính cao, bám chắc trên nhiều loại chất liệu, đặc biệt là cao su, nhựa tổng hợp.
Ngoài ra, chúng ta ưu tiên những sản phẩm đã có chứng nhận về độ kết dính và được kiểm nghiệm, đánh giá bởi các công ty uy tín. Trước khi quyết định mua hàng, bạn không quên đọc kỹ thông tin sản phẩm và tham khảo đánh giá của người dùng.
3.4 Khả năng chịu nước
Giày thể thao thường xuyên tiếp xúc với nước, mồ hôi nên khả năng chịu nước của keo là rất quan trọng. Bạn nên chú trọng nhiều đến độ chống thấm nước, không bị bong tróc khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài.
Theo những người thợ giỏi, họ cho rằng loại keo có thành phần cao su tổng hợp, nhựa Polyurethane sẽ có khả năng chịu nước tố t hơn. Vì vậy, bạn hãy tìm mua sản phẩm có chứa 2 yếu tố trên để sử dụng nhé.
4. Các loại keo dán giày tốt nhất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại keo dán giày thể thao khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số loại nhiều người ưa chuộng:
4.1 Keo dán giày thể thao hiệu Seaglue
Seaglue là thương hiệu keo dán giày nổi tiếng đến từ Đài Loan. Sản phẩm chuyên dùng để dán các loại giày da, giày thể thao, dép sandal…
- Ưu điểm: Độ bám dính cao, chịu nước tốt, trong suốt sau khi khô, không làm ố vàng giày và dễ sử dụng. Dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng với mức giá bình dân.
- Nhược điểm: Mùi hơi nồng khi mới sử dụng, thời gian khô hơi lâu, thường xuyên bị làm giả. Do đó bạn cần cẩn thận khi mua đúng hiệu Seaglue để đảm bảo hàng chính hãng.
4.2 Keo dán giày thể thao hiệu 3M PR100
3M là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về các sản phẩm keo dán và băng dính. Keo dán giày 3M PR100 là loại keo dán đa năng sử dụng cho nhiều loại vật liệu khác nhau cả giày dép.
- Ưu điểm: Độ bám dính cao, chịu lực tốt, khô nhanh, dễ sử dụng. Keo có màu trong suốt nên không làm mất thẩm mỹ sau khi sử dụng.
- Nhược điểm: Giá thành cao hơn so, có thể không phù hợp với vài loại da tổng hợp.
4.3 Keo dán giày thể thao hiệu 502
Keo 502 là loại keo dán thông dụng, sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Đây là loại keo dễ tìm mua và có thể dán giày.
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, khô nhanh và dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Độ bám dính không cao bằng các loại keo chuyên dụng cho giày, dễ bị bong tróc khi tiếp xúc với nước, có thể làm cứng vật liệu. Khả năng chịu lực kém, không phù hợp cho giày thể thao hoạt động cường độ cao.
4.4 Keo dán giày thể thao hiệu Dog X-66
Keo con chó Dog X-66 là loại keo dán đa năng. Loại keo này được nhiều người sử dụng bởi giá thành vừa phải và độ dính khá tốt.
- Ưu điểm: Keo có màu vàng nhạt có thể tiệp với màu của một số kiểu đế giày.
- Nhược điểm: Mùi hắc gây khó chịu khi sử dụng, dễ bị ố theo thời gian và độ bền không cao khi tiếp xúc với nước.
4.5 Keo dán giày thể thao hiệu Shoe Goo
Shoe Goo là loại keo dán giày chuyên dụng sản xuất tại Mỹ và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
- Ưu điểm: Độ bám dính cực tốt, chịu nước tuyệt vời, đàn hồi tốt, chịu mài mòn cao. Có thể tạo lớp phủ bảo vệ đế giày.
- Nhược điểm: Giá thành khá cao, khó tìm mua, thời gian khô lâu. Quy trình sử dụng phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận.
4.6 Keo dán giày thể thao hiệu Aikomi
Keo dán giày Aikomi là sản phẩm chuyên dụng cho việc sửa chữa. Với công thức đặc biệt, sản phẩm mang lại độ dính cao, chịu nước ổn định và độ bền vượt trội.
- Ưu điểm: Độ bám chắc trên nhiều chất liệu. Keo có khả năng chống thấm nước hiệu quả, giúp bảo vệ giày khỏi ẩm ướt.
- Nhược điểm: Giá cả nhỉnh hơn so với mặt bằng chung các loại keo khác. Cần thời gian để khô hoàn toàn, không phù hợp cho những ai cần sửa giày gấp.
4.7 Keo dán giày thể thao Ximo
Ximo là lựa chọn phổ biến cho những ai đang tìm kiếm sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng.
- Ưu điểm: Giá cả hợp lý, dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng. Keo có độ trong suốt cao, không làm ảnh hưởng đến màu sắc của giày.
- Nhược điểm: Khả năng chịu nước ở mức trung bình, không phù hợp với những đôi giày thường xuyên tiếp xúc với nước. Độ đàn hồi không thực sự tốt, có thể bị cứng và giòn sau thời gian sử dụng.
4.8 Keo dán giày thể thao Minsu M2522
Minsu M2522 là dòng sản phẩm chuyên dụng cho việc sửa chữa giày thể thao, đặc biệt là các loại giày có đế cao su.
- Ưu điểm: Độ bám dính vượt trội trên chất liệu cao su, chịu được lực tác động mạnh. Keo có độ đàn hồi tốt, vẫn giữ sự linh hoạt sau khi dán.
- Nhược điểm: Giá hơi cao, khó tìm mua.
>>>Xem thêm: Giày Bị Hở Keo: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả.
5. Bật mí cách chọn keo dán giày thể thao phù hợp
Chọn keo dán phù hợp không chỉ dựa vào các tiêu chí đã nêu ở trên mà còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Bạn có thể tham khảo vài bí quyết nhỏ sau đây nhé:
- Kiểm tra thử độ kết dính của sản phẩm: Nếu có thể, bạn thử keo trên chất liệu tương tự như giày trước khi dán trực tiếp lên. Điều này giúp bạn kiểm tra độ bám và đảm bảo phù hợp với giày
- Ưu tiên keo trong suốt: Chúng sẽ giúp vết dán trở nên thẩm mỹ hơn, không bị lộ rõ như các loại keo có màu. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý có vài loại bị ố vàng theo thời gian. Do đó bạn nên chọn sản phẩm chất lượng tốt để đảm bảo độ bền màu.
- Chú Ý Đến Hạn Sử Dụng: Thông thường, hạn sử dụng in trên bao bì. Bạn nên mua keo ở cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và hạn sử dụng còn dài. Sử dụng keo đã hết hạn chắc chắn làm giảm hiệu quả, thậm chí gây hỏng giày.
6. Hướng dẫn cách dùng keo dán giày hiệu quả
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng keo dán giày thể thao, bạn cần thực hiện đúng các bước sau:
- Làm sạch bề mặt: Chúng ta cần làm sạch bụi, các vết keo cũ bằng giấy nhám mịn. Bạn kết hợp dùng bàn chải cũ để chà sạch các vết bẩn cứng đầu đảm bảo bề mặt khô ráo hoàn toàn trước khi tiến hành dán keo.
- Thoa keo: Tùy theo hướng dẫn sử dụng, bạn có thể bôi keo lên một hoặc hai bề mặt cần dán. Bạn lấy cọ để thoa keo đều hơn, tránh để keo bị vón cục hoặc chảy ra ngoài. Nếu keo bị dính ra tay, bạn nên rửa sạch ngay bằng xà phòng và nước.
- Ép chặt và cố định: Tiếp đến bạn cần ép chặt hai bề mặt cần dán lại với nhau và cố định trong khoảng 24 tiếng. Việc sử dụng kèm băng kéo hoặc vật nặng để cố định là hoàn toàn cần thiết.
7. Lời kết
Lựa chọn keo dán giày thể thao phù hợp và sử dụng đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và quyết định việc có sử dụng được tiếp tục hay không. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có hiểu rõ hơn có thể tự sửa chữa ngay tại nhà.