học thể dục nên mang giày gì

Học thể dục nên mang giày gì? Lưu ý khi chọn giày thể dục

Thể dục là môn học không thể thiếu trên ghế nhà trường. Sau những giờ học căng thẳng, học sinh cần được vận động để máu huyết lưu thông. Tuy nhiên, một vài trường hợp chấn thương đáng tiếc xảy ra. Vậy học thể dục nên mang giày gì? Hãy cùng Shondo khám phá ngay bí quyết chọn giày “chuẩn không cần chỉnh” giúp bạn thoải mái vận động qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của giày khi học thể dục

Giày có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ đôi chân khỏi những tác động xấu ngoài môi trường. Nếu cơ thể liên tục chạy, nhảy với cường độ mạnh nhưng không có giày hỗ trợ sẽ dễ dẫn đến chấn thương.

Mang giày khi tập thể dục giúp cơ thể thoải mái, nhận được nhiều năng lượng và cảm giác an toàn với bài tập nặng. Các đôi giày hiện tại được nhà sản xuất áp dụng nhiều công nghệ mới, giúp phát huy và hỗ trợ tối đa cho người dùng trong quá trình tập luyện.

Phải mang giày khi tập thể dục để không bị chấn thương
Phải mang giày khi tập thể dục để không bị chấn thương

2. Các tiêu chí chọn giày học thể dục

Một đôi giày tốt sẽ giúp bạn không bị đau suốt nhiều giờ tập luyện. Nhưng để có được điều này, bạn cần chọn giày dựa trên các tiêu chí cơ bản sau đây: 

2.1 Chất liệu

Mọi người thường chú ý nhiều nhất đến chất liệu của phần đế và thân giày. Tùy vào đặc thù của từng môn học, chúng ta sẽ chọn vật liệu phù hợp để đáp ứng tốt, tối ưu khả năng trải nghiệm bản thân.

Chất liệu phần đế ngoài thông dụng nhất làm từ cao su, Phylon. Cả hai đều cho người dùng khả năng chống trơn trượt, độ bám tốt. Mặc khác EVA và PU là hai vật liệu dành cho phần đế giữa nổi bật với việc giảm chấn và khối lượng nhẹ.

Lót giày là bộ phận quan trọng không kém, các nhà sản xuất thường dùng foam, gel hoặc silicon vải mesh – loại vải với thành phần chính là sợi PE tổng hợp. Mặt trên có nhiều lỗ nhỏ li ti tạo sự co giãn và thoát ẩm nhanh.

Thân giày có nhiều sự lựa chọn như vải lưới, da tổng hợp, dải dệt hoặc thậm chí kết hợp nhiều loại chất liệu với nhau. Nhà sản xuất luôn chọn vật liệu mềm mại, co giãn tạo cảm giác thoải mái.

Đế giày tốt cho khả năng chống trơn trượt hiệu quả
Đế giày tốt cho khả năng chống trơn trượt hiệu quả

2.2 Trọng lượng

Không mấy ai cảm thấy thích thú khi phải mang giày nặng nề. Chính vì vậy, trọng lượng giày quan trọng không kém trong việc quyết định học thể dục mang giày gì.

Giày nặng tạo cảm giác mỏi chân, tệ hơn là dẫn đến tình trạng căng cơ. Giày nhẹ lại không hỗ trợ nhiều cho khả năng đệm. Vì vậy bạn có thể cân nhắc điều này kỹ hơn trước khi chọn đôi giày phù hợp.

Nhiều người cảm thấy khó chịu khi mang giày có khối lượng nặng
Nhiều người cảm thấy khó chịu khi mang giày có khối lượng nặng

2.3 Kiểu dáng

Học thể dục mang giày gì phù hợp? Kiểu dáng là yếu tố quan trọng không kém để khách hàng có nhu cầu lớn về gu thẩm mỹ chọn mua. 

  • Nếu là học sinh, sinh viên, bạn nên ưu tiên chọn thiết kế đơn giản, tập trung vào chất lượng sản phẩm để phù hợp với nội quy nhà trường.
  • Nếu là nhân viên văn phòng hay các đối tượng tự do đang có ý định học thể dục thì có thể chọn mẫu hot trend nhưng vẫn phải chú ý đến chất liệu để đảm bảo thoải mái và an toàn cho chân.
Chú ý đến kiểu dáng để chọn đúng giày khi học thể dục nhé
Chú ý đến kiểu dáng để chọn đúng giày khi học thể dục nhé

2.4 Độ vừa vặn

Không giống như việc chọn dép thông thường, học thể dục nên mang giày gì sẽ tối ưu tốt hơn nếu bạn chọn size giày vừa với chân. Để hạn chế việc chấn thương, chúng ta phải đảm bảo giày ôm chân nhưng không quá chật.

Vì cơ thể hoạt động liên tục, bạn nên chọn đôi giày vừa với form bàn chân để hạn chế và đảm bảo không gây đau, chảy máu khi di chuyển, thực hiện động tác khó. 

Tuyệt đối không mang giày quá to so với kích thước bàn chân hiện tại
Tuyệt đối không mang giày quá to so với kích thước bàn chân hiện tại

2.5 Khả năng hỗ trợ và giảm chấn

Công nghệ và dây chuyền sản xuất ngày càng hiện đại, các hãng ứng dụng nhiều công nghệ mới trên dòng giày tập thể dục làm tăng khả năng đàn hồi và giảm chấn ấn tượng.

Hãng tập trung và xử lý phần đệm lót để tối ưu những tác động mạnh, trực tiếp lên bề mặt tiếp xúc. Bên cạnh đó, phần đế có độ mềm vừa phải sẽ hỗ trợ tối đa, cho người dùng dễ chịu, không bị tức lòng bàn chân

Giảm chấn khi chạy bộ đường dài giúp bạn không bị thốn bàn chân
Giảm chấn khi chạy bộ đường dài giúp bạn không bị thốn bàn chân

>>>Xem thêm: Cách chọn giày đi bộ cho mọi dáng chân, thoải mái, thời trang.

3. Các loại giày phù hợp khi học thể dục

Nhu cầu sử dụng của mỗi người là khác nhau, để đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng, nhà sản xuất thường cho người dùng các lựa chọn như:

3.1 Giày tập đa năng cho nhiều môn

Điểm mạnh của dòng giày đa năng là sự hoạt ổn định khi dùng trên nhiều môn thể thao. Kiểu giày này rất phổ biến và nhắm đến các đối tượng học sinh học thể dục tại trường và người cao tuổi.

Bạn có thể chọn các dòng giày thông dụng của nhà Nike (Air Zoom) hay Adidas (Ultra boost). Chúng đều đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động hằng ngày trên cùng một sản phẩm.

Khá nhiều người chọn dòng giày này để học thể dục
Khá nhiều người chọn dòng giày này để học thể dục

3.2 Giày tập chuyên dụng cho từng môn

Thế nhưng với những vị khách khó tính, đòi hỏi nhiều hơn về cảm giác và sự trải nghiệm thì việc chọn giày chuyên dụng là điều cần thiết.

Giày chạy bộ: Rất dễ để bạn nhận ra đâu là đôi giày chỉ chuyên dành cho việc chạy. Bạn chỉ cần nhìn vào phần đế, thông thường đế giày chạy hãng làm rất cao và dày giúp hỗ trợ tối đa sự êm ái khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

Giày bóng đá: Thường chia làm 3 loại với dành cho 3 mặt sân. Sân cỏ tự nhiên có phần đế đinh nhô cao khoảng 0.5 cm. Sân cỏ nhân tạo có phần đế đinh nhiều và kích thước ngắn hơn. Sân trong nhà có mặt đế bằng nhằm tăng độ bám.

Đặc trưng của giày đá banh là có nhiều phần đinh ở đế
Đặc trưng của giày đá banh là có nhiều phần đinh ở đế

Giày bóng rổ: Thiết kế chuyên dụng bám sát phần cổ chân và kiểu đế có độ đàn hồi ổn định để giúp hành trình bật nhảy, chuyển hướng đột ngột linh hoạt hơn. Giày bóng rổ chỉ sử dụng trên bề mặt khô, không nên đi lại ở khu vực ẩm ướt.

Giày cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền: Điểm chung giày của ba môn thể thao này tương tự như bóng rổ. Điểm khác biệt duy nhất là phần cổ, chúng sẽ không cao hơn mắt cá quá nhiều để đảm bảo khả năng xoay chuyển mượt mà.

Bộ đế giày cầu lông có độ bám siêu ấn tượng
Bộ đế giày cầu lông có độ bám siêu ấn tượng

4. Lưu ý khi chọn mua và bảo quản giày học thể dục

Tất nhiên, giày dù tốt đến mấy thì việc bảo quản đúng cách để chúng bền hơn là điều rất cần thiết. Bạn nên lưu ý những điều sau đây để có trải nghiệm hài lòng hơn: 

Chọn đúng size giày: Mỗi người đều có chiều dài, ngang, cao và độ bè bàn chân khác nhau. Chọn kích thước giày phù hợp với các số đo trên cho bạn sự vừa vặn và không bị tuột gót hoặc kích mũi bàn chân khi mang.

Nên thử trước khi mua: Mỗi thương hiệu, mỗi kiểu giày chuyên dụng có bảng size khác nhau, thường sẽ chênh lệch từ 0.5 – 1cm. Khuyến khích bạn nên đến trực tiếp cửa hàng cảm nhận và mang thử để sở hữu sản phẩm vừa ý.

Bảo quản đúng cách: Muốn giày bền và phát huy hết năng lực, người dùng nên vệ sinh định kỳ bằng dung dịch chuyên dụng. Tránh ánh nắng trực tiếp khi phơi giày và không để chúng ở môi trường ẩm ướt.

Đừng quên thắt chặt dây giày trước khi học thể dục nhé
Đừng quên thắt chặt dây giày trước khi học thể dục nhé

5. Lời kết

Việc lựa chọn giày phù hợp khi tập luyện thể dục là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả tập luyện của bạn. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “học thể dục nên mang giày gì” và tìm được cho mình “người bạn đồng hành” hoàn hảo.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *