Nhựa đường là hợp chất khó xử lý khi bị dính vào giày. Vì vậy nhiều người phải từ bỏ món đồ yêu thích của mình trong sự tiết nuốt. Vậy có cách tẩy nhựa đường trên giày nào đơn giản nhưng hiệu quả không? Tham khảo ngay những thông tin được Shondo chia sẻ dưới đây nhé!
1. Ảnh hưởng của nhựa đường đến giày như thế nào?
Nhựa đường sản xuất từ quá trình chưng cất dầu thô, được đánh giá là khá nguy hiểm. Chúng có màu đen và khả năng bám dính rất cao. Nếu để nhựa dính vào giày và không kịp thời khắc phục sẽ gây ra những hậu quả như:
- Ố vàng: Đối với những đôi giày màu sáng, khu vực nhựa dính có thể dẫn đến vệt ố vàng nặng, gây mất thẩm mỹ.
- Nứt da: Các loại giày da thật sẽ xuất hiện tình trạng khô da, làm giảm độ mềm, mất đi form dáng ban đầu sản phẩm.
- Giảm độ bền: Cấu trúc giày sẽ bị phá vỡ bởi lớp nhựa đường độc hại. Nếu không xử lý kịp thời, tuổi thọ giày nhanh chóng giảm đi.
2. Tại sao cần làm sạch giày ngay khi bị dính nhựa đường?
Không ai muốn đôi giày mình bị dính nhựa đường vì những lý do bất khả kháng. Việc làm sạch giày ngay lập tức rất quan trọng bởi:
- Loại bỏ mùi hôi khó chịu: Nhựa đường có mùi rất nồng và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe do có chứa chất hóa học độc hại. Loại bỏ vết bẩn trong thời gian sớm nhất vừa giúp cho giày thơm tho và bảo vệ bản thân.
- Duy trì mặt thẩm mỹ: Bạn sẽ mất điểm trong mắt đối phương nếu tiếp tục mang giày dính nhựa màu đen. Việc khắc phục ngay lập tức cho bạn nhiều ấn tượng, trông bạn luôn sạch sẽ và gọn gàng hơn rất nhiều.
- Tăng sự thoải mái khi sử dụng: Bạn sẽ cảm nhận rõ sự khô ráp của bề mặt vải dính nhựa, mất đi độ đàn hồi ở phần đế. Nếu không khắc phục sớm, trải nghiệm êm ái và thoải mái trên đôi giày yêu thích của bạn sẽ biến mất ngay lập tức.
3. Top 7 cách tẩy nhựa đường trên giày
Nhiều người cho rằng, việc tẩy nhựa đường trên giày là điều không thể. Tuy nhiên, với một trong những mẹo dưới đây, chắc chắn sẽ giúp bạn làm giảm đáng kể tình trạng này.
3.1 Tẩy nhựa đường dính trên giày bằng xăng
Xăng là chất tẩy rửa khá mạnh, bạn nên kiểm tra chất liệu giày trước khi thực hiện để chúng không bị cháy. Lưu ý, chúng ta nên chọn không gian mở, thoáng khí để không bị ngạt.
Chuẩn bị:
- Xăng (có thể dùng xăng thơm)
- Bông gòn, bàn chải mềm
- Găng tay
- Nước sạch
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm ẩm nơi dính nhựa.
- Bước 2: Dùng bông gòn thấm một lượng xăng vừa đủ và bôi lên vết nhựa.
- Bước 3: Lấy bàn chải lông mềm đánh nhẹ, đều theo hướng hình tròn.
- Bước 4: Xả lại với nước sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát.
3.2 Tẩy nhựa đường trên giày bằng dầu gió
Dầu gió là cách tẩy nhựa đường trên giày an toàn mà không làm hỏng chất liệu. Chúng ta có thể dùng bất kỳ loại nào nhưng phải cẩn thận trong quá trình thực hiện, nếu bị dính vào mắt phải xử lý ngay.
Chuẩn bị:
- Dầu gió.
- Bông gòn hoặc vải mềm.
- Xà phòng.
- Nước sạch.
- Găng tay.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đổ trực tiếp dầu gió lên phần nhựa, chờ khoảng 20 phút
- Bước 2: Lấy bông gòn, vải mềm chà mạnh lên vết bẩn.
- Bước 3: Xả lại với xà phòng nhẹ và nước sạch.
- Bước 4: Phơi ở thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
3.3 Tẩy nhựa đường dính trên giày bằng amoniac
Tuy không phổ biến bằng hai chất liệu ở trên nhưng amoniac và hàn the vẫn mang đến hiệu quả khác biệt khi giày bị dính nhựa đường.
Chuẩn bị
- Amoniac có nồng độ từ 10% – 20%.
- Dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng.
- Găng tay.
- Bàn chải mềm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đổ dung dịch lên khu vực dính nhựa (có thể để cho nguyên đôi giày vào nếu diện tích dính nhựa nhiều)
- Bước 2: Chờ trong khoảng 30 phút, tiến hành lấy bàn chải chà mạnh để loại bỏ vết bẩn.
- Bước 3: Giặt lại với dung dịch chuyên dụng để lại bỏ hoàn toàn amoniac.
- Bước 4: Phơi ở khu vực thoáng khí.
3.4 Tẩy nhựa đường trên giày bằng dầu thông
Tương tự, dầu thông là nguyên liệu lành tính, hiệu quả để tẩy nhựa đường trên giày mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt sản phẩm. Bạn chỉ nên sử dụng dầu thông cho da lộn và vùng vải sáng màu.
Chuẩn bị:
- Dầu thông.
- Bông gòn, khăn mềm.
- Xà phòng loãng.
- Nước sạch.
- Găng tay.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thấm dầu thông qua bông gòn, bôi đều lên phía bề mặt giày.
- Bước 2: Chờ khoảng 10 phút, sau đó lấy vải chà theo hướng vòng tròn tránh làm xước giày.
- Bước 3: Rửa lại với xà phòng pha loãng và nước sạch.
- Bước 4: Để giày khô tự nhiên, không nên phơi dưới ánh nắng mạnh.
3.5 Tẩy nhựa đường dính trên giày bằng cồn 90 độ
Cồn 90 độ dễ tìm thấy ở các tiệm thuốc, với nồng độ vừa đủ để đánh bay vết nhựa đường nhỏ mà không làm ảnh hưởng nhiều đến độ đàn hồi và độ bám của giày.
Chuẩn bị:
- Cồn 90 độ
- Bông gòn, bàn chải mềm
- Dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng
- Nước sạch
Cách thực hiện
- Bước 1: Dùng bông gòn thấm cồn lên khu vực dính nhựa.
- Bước 2: Lấy bàn chải chà đều đến khi vết nhựa biến mất hoàn toàn.
- Bước 3: Xả lại với nước sạch và dung dịch giày để loại bỏ hoàn toàn chất axit còn lại.
- Bước 4: Để giày khô tự nhiên và sử dụng.
3.6 Tẩy nhựa đường dính trên giày bằng axit axetic
Với những vùng nhựa dính nhiều và lâu hơn, axit axetic chính là cách tẩy nhựa đường trên giày hiệu quả bởi khả năng làm sạch đáng kinh ngạc.
Chuẩn bị
- Axit axetic nguyên chất.
- Bao tay.
- Xà phòng.
- Nước sạch.
Cách thực hiện
- Bước 1: Hòa tan axit với xà phòng.
- Bước 2: Để giày vào ngâm trong hỗn hợp và giặt.
- Bước 3: Xã lại thật kỹ với nước sạch.
- Bước 4: Phơi giày ở nơi thoáng mát.
3.7 Tẩy nhựa đường dính trên giày bằng vôi
Đây là phương pháp dân gian mà ông cha ta sử dụng trong nhiều năm qua. Sử dụng vôi để khắc phục giày dính nhựa đường không chỉ tiết kiệm mà còn thân thiện với môi trường.
Chuẩn bị
- Xà phòng.
- Vôi (vôi ăn trầu).
- Bàn chải mềm.
- Nước sạch.
- Bao tay
Cách thực hiện
- Bước 1: Trộn vôi và nước thành hỗn hợp sệt
- Bước 2: Dùng tay bôi hỗn hợp lên nơi dính nhựa đường.
- Bước 3: Chờ khoảng 15 phút, lấy bàn chải chà nhẹ để loại bỏ vết bẩn.
- Bước 4: Xả lại với nước sạch và phơi ráo.
4. Các lưu ý bảo dưỡng giày sau khi bị dính nhựa đường
Sau khi thực hiện đúng cách tẩy nhựa đường trên giày, việc bạn cần làm tiếp theo là thực hiện việc bảo dưỡng để sản phẩm tiếp tục sử dụng và có tuổi thọ lâu
4.1 Làm khô giày đúng cách
Không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp là điều chúng ta phải nhớ và thực hiện đúng. Các tia nắng mặt trời rất mạnh, chúng có thể gián tiếp phá vỡ cấu trúc trên bề mặt vải gây mất màu.
Tốt nhất bạn nên để giày khô tự nhiên hoặc để giày ở nơi có gió thổi (dùng quạt hoặc gió trời tự nhiên). Bên cạnh đó, bạn kết hợp việc nhét giấy báo vào để hút ẩm và giữ form giày ổn định.
4.2 Dưỡng da giày
Một vài hãng cung cấp loại kem dưỡng da giày chuyên dụng cho từng loại chất liệu khác nhau. Ưu điểm khi bạn sử dụng thường xuyên và đúng quy trình trong thời gian lâu là tăng độ mềm, sáng bóng, hạn chế tình trạng bị nứt đối với da thật.
Ngoài ra, dưỡng da giày bằng dầu oliu hoặc dầu dừa cũng là lựa chọn hay. Tuy nhiên nói về sự tiện lợi thì phương pháp này không tối ưu và hạn chế với các mặt da lộn, vải màu trắng (bị ố vàng).
4.3 Vệ sinh định kỳ
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh giày là điều rất cần thiết để đảm bảo giày luôn ở tình trạng mới nhất. Dù không bị dính nhựa đường, nhưng bạn nên 2 tuần/lần làm sạch các vết bẩn.
4.4 Bảo quản giày đúng cách
Bảo quản giày không khó, nếu có điều kiện, bạn để giày trong hộp riêng biệt để hạn chế bấm bụi. Bạn vẫn có thể để giày trên kệ, miễn là đừng chồng chúng lên nhau. Điều này có ảnh hưởng đến hình dạng giày, gây gãy form, biến dạng.
4.5 Sử dụng sản phẩm chống thấm
Hiện nay, các loại xịt chống thấm bề mặt giày càng trở nên phổ biến. Chúng ta dễ tìm mua ở cửa hàng hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Phương pháp này bảo vệ giày khỏi nước và chất lỏng đậm màu như nước tương, nước mắm, tương ớt,… Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
5. Lời kết
Với 7 cách tẩy nhựa đường trên giày vừa rồi, hy vọng bạn tìm được biện pháp khắc phục vết bẩn đen khó chịu trên đôi giày yêu quý. Đồng thời, bạn nên áp dụng những tip bảo quản để dế yêu của mình tốt, bền hơn.