Giày vải là item “quốc dân” được ưa chuộng bởi sự thoải mái, tiện lợi và dễ dàng phối đồ. Thế nhưng, sau một thời gian sử dụng, đôi giày yêu thích của bạn không tránh khỏi tình trạng dính bẩn, ố vàng, thậm chí có mùi hôi khó chịu? Đừng lo lắng! Bài viết này Shondo sẽ “bật mí” cho bạn cách giặt giày vải đúng chuẩn, giúp đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu, khử mùi hôi hiệu quả và giữ cho đôi giày luôn như mới!
1. Top 5 cách giặt giày vải trắng ngay tại nhà
Có nhiều cách làm sạch giày vải đa dạng nguyên liệu, cách thực hiện khác nhau. Bạn có thể tham khảo 1 trong 5 cách dưới đây:
1.1 Kem đánh răng
Ngoài việc làm sạch, trắng răng mang đến hơi thở thơm mát cho khoang miệng thì kem đánh răng còn có tác dụng làm sạch giày. Thành phần của kem chứa chất làm trắng nhẹ, phù hợp cho nhiều loại giày.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Làm ướt bề mặt bị bẩn sau đó thoa lớp kem mỏng lên giày.
Bước 2: Dùng bàn chải mềm đánh nhẹ theo vòng tròn. Lưu ý không dùng lực quá mạnh.
Bước 3: Lấy khăn ướt lau sạch hoặc có thể dùng nước sạch rửa trực tiếp.
1.2 Giấm và baking soda
Đây là hai nguyên liệu quen thuộc thường xuất hiện trong căn bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, giặt giày vải bằng giấm và baking soda sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp với tỉ lệ 3:2 để có kết quả tốt nhất.
Bước 2: Sử dụng bàn chải mềm và nhúng vào dung dịch sau đó chà nhẹ đến khi vết bẩn biến mất.
Bước 3: Bạn nên xả lại giày với nước sạch và phơi khô ở nơi có ánh sáng vừa phải để giày giữ màu sắc như ban đầu.
>>>Xem thêm: Top 6 cách giặt giày bằng baking soda hiệu quả tại nhà.
1.3 Bột giặt
Cách giặt giày vải bằng bột giặt là phương pháp truyền thống thực hiện đơn giản và hiệu quả. Bạn cần chú ý đến thời gian, chất lượng bột giặt để tránh trường hợp bị rách.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Hoà tan lượng nhỏ bột giặt với nước ấm.
Bước 2: Làm ướt vết bẩn, lấy bàn chải mềm đánh đều đến khi giày sạch.
Bước 3: Dùng nước sạch xả toàn bộ thân giày và tránh phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp.
1.4 Rượu trắng
Bên cạnh việc khử mùi tốt, rượu trắng mang lại khả năng vệ sinh giày vải trắng đáng kinh ngạc. Ngoài ra, rượu còn đảm nhiệt việc tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc gây mùi hôi trên giày.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Pha rượu, nước sạch tỉ lệ 1:1
Bước 2: Thoa đều lên khu vực cần vệ sinh, chờ khoảng 3 phút dùng bàn chải mềm đánh đều.
Bước 3: Khuyến khích bạn phơi giày ở nơi thoáng mát, không cần phơi trực tiếp ngoài nắng.
1.5 Dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng
Dung dịch vệ sinh giày ngày càng phổ biến, tiếp cận nhiều đối tượng sử dụng. Bạn không mất thời gian cho việc pha theo tỷ lệ như những cách khác. Dù là vết bẩn nhẹ hay cứng đầu, dụng dịch này đều dễ dàng đánh bay hết tất cả.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xịt trực tiếp lên nơi cần làm sạch
Bước 2: Dùng bàn chải chà từ từ đến khi vết bản biến mất
Bước 3: Lấy khăn sạch lau hết lớp bọt còn lại và phơi giày khoảng 15 phút là bạn có thể sử dụng.
2. Hướng dẫn cách giặt giày vải bằng máy giặt
Cách giặt giày vải bằng máy là lựa chọn thay thế hiệu quả không kém so với giặt tay. Tuy nhiên cách này có ít người dùng bởi giày dễ bị rách, mất form và không sạch. Những người bận rộn, không có nhiều thời gian thường chọn cách này để “chữa cháy”.
Bạn cần cân nhắc kỹ khi chọn phương pháp này để đảm bảo giày đẹp, bền theo năm tháng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn bột giặt dạng lỏng phù hợp với máy và giày.
Bước 2: Chỉnh chế độ giặt nhẹ với nước mát (không sử dụng nước nóng vì có thể làm phai màu và co rút vải).
Bước 3: Lấy giày ra khỏi máy và phơi ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp.
>>>Đọc thêm: Cách giặt giày bằng máy giặt an toàn và hiệu quả.
3. Nguyên nhân khiến giày trắng bị vàng sau khi giặt
Giày trắng bị vàng sau khi giặt là vấn đề phổ biến khiến nhiều người sử dụng khó chịu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Giặt giày sai cách: Chọn bột giặt, chất tẩy rửa không phù hợp là yếu tố chính khiến giày trắng bị vàng. Hoặc đơn giản là bạn không xả giày lại kỹ và tần suất vệ sinh quá nhiều cũng là yếu tố cần lưu ý.
Phơi không đúng cách: Các tia UV trong nguồn sáng mặt trời rất mạnh, vì vậy bạn không nên phơi giày ở điều kiện thời tiết như này. Ngoài ra, bạn treo giày ở nơi có độ ẩm thấp cũng là lý do khiến giày vải trắng bị vàng.
Chất liệu: Trước khi mua hàng, bạn cần chú ý đến chất liệu. Thông thường vải canvas, da nhân tạo dễ bị ố vàng hơn so với các loại khác. Việc tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi mua là điều cần thiết đối với người lần đầu tiên sử dụng.
4. Gợi ý các mẹo giặt giày vải an toàn
- Bạn nên dùng giấy mềm thấm hết nước còn lại bên trong để giày nhanh khô hơn.
- Nếu vẫn còn xuất hiện những vết bẩn nhỏ, bạn dùng nước sơn móng tay để làm sạch kỹ hơn.
- Tận dụng giấy báo cũ để giữ form bằng cách nhét giấy vào trong lúc phơi
- Sử dụng các dung dịch hỗ trợ bảo vệ như: chống thấm nước, hạn chế phai màu,…
5. Lưu ý khi vệ sinh giày vải
Để việc vệ sinh giày vải có kết quả tốt nhất, ngoài nắm rõ cách thực hiện, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Không nên dùng nước nóng để giặt vì nước nóng khiến giày bạn co rút lại.
- Nên chọn dung dịch, nguyên liệu vệ sinh phù hợp với từng loại vải
- Không ngâm giày quá lâu trong nước, hỗn hợp hóa chất. Nếu ngâm giày lâu, vải chắc chắn bị mòn, rách khi sử dụng.
- Không chà giày mạnh và liên tục trong thời gian dài
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1 Có nên ngâm giày trong thuốc tẩy không?
Câu trả lời là không. Việc ngâm giày trong thuốc tẩy là điều cấm kỵ không nên làm, nhất là với những đôi giày có nhiều màu sắc. Thuốc tẩy là hoá chất tẩy rửa mạnh, gây ra nhiều tác hại như mục rách vải, phai màu…
6.2 Sử dụng dung dịch tẩy trắng giày có hại cho da tay không?
Dung dịch tẩy trắng gây ảnh hưởng trực tiếp. Người dùng nên mang bao tay trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, bạn nên chọn loại dung dịch dịu nhẹ và nhớ rửa tay bằng xà phòng thật kỹ sau khi kết thúc việc vệ sinh.
Giày vải sạch không chỉ giúp bạn tự tin hơn khi xuống phố mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho đôi chân của mình. Hy vọng rằng với những “bí kíp” cách giặt giày vải được Shondo chia sẻ trong bài viết này, bạn đã có thể tự tin “hô biến” đôi giày của mình luôn sạch đẹp như mới.