Cách chống trơn đế giày

Đâu là những cách chống trơn đế giày hiệu quả nhất hiện nay?

Đế giày trơn trượt là vấn đề thường gặp, gây ra nhiều phiền toái và nguy hiểm cho người sử dụng. Hiểu được điều này, Blog Shondo sẽ chia sẻ đến bạn những cách chống trơn đế giày hiệu quả để bạn tự tin sải bước trên mọi con đường.

1. Các nguyên nhân khiến đế giày bị trơn trượt

Tìm hiểu nguyên nhân làm giày bị mòn sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả hơn. Dưới đây là các yếu tố chính làm cho đế giày mất đi độ bám như ban đầu:

  • Mòn đế giày do sử dụng lâu ngày: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trên. Quá trình sử dụng giày trong thời gian dài, các chi tiết vân, gai đế sẽ dần bị mài mòn,làm giảm khả năng ma sát với mặt đường.
  • Chất liệu đế giày không phù hợp: Không phải tất cả các loại đế giày đều có độ bám tốt. Một số loại như nhựa cứng, da bóng hay cao su tổng hợp kém chất lượng thường có độ ma sát thấp, dễ gây trơn trượt khi tiếp xúc với nước hoặc các bề mặt trơn láng.
  • Bề mặt di chuyển ẩm ướt, trơn láng: Ngay cả khi đế giày vẫn còn mới và chất liệu tốt, việc di chuyển trên các bề mặt ướt, trơn như sàn nhà có nước, đá hoa cương, gạch men bóng hay đường đi có rêu cũng làm tăng đáng kể nguy cơ trượt ngã.

Giày sử dụng lâu ngày làm cho để giày bị mòn

2. Đế giày bị trơn ảnh hưởng xấu ra sao?

Đi lại trên đôi giày có đế bị trơn không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng khác. Trước khi tìm hiểu cách chống đơn đế giày, hãy cùng điểm qua các tác động tiêu cực này:

  • Nguy cơ té ngã, chấn thương: Đây là hậu quả trực tiếp và dễ thấy nhất Khi mất đi độ bám lúc đầu, chúng ta rất dễ mất thăng bằng dẫn đến bị té, đặc biệt là khi di chuyển nhanh, đi trên cầu thang, hoặc trên các bề mặt không bằng phẳng.
  • Gây mất tự tin khi di chuyển: Khi không chắc chắn về độ bám của đôi giày, chúng ta sẽ luôn cảm thấy lo lắng, bất an mỗi khi bước đi. Điều này ảnh hưởng đến dáng đi, khiến bạn trở nên lúng túng, thiếu tự nhiên.
  • Ảnh hưởng đến dáng đi, cấu trúc xương khớp: Đặc biệt với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, việc này nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ xương khớp, gây ra những dị tật vĩnh viễn.

Đế giày bị trơn làm cho bạn bị té

3. Bật mí cách chống trơn đế giày đơn giản, hiệu quả cao

Thay vì phải bỏ đi đôi giày yêu thích, chúng ta có thể áp dụng các mẹo nhỏ sau đây để khắc phục nhé. Sau đây là những cách chống trơn đế giày nhiều người thường áp dụng nhất:

3.1 Dùng giấy nhám

Cách thực hiện rất đơn giản, chúng ta chỉ cần dùng giấy nhám chà nhẹ lên bề mặt đế, đặc biệt là phần gót và mũi giày. Và chà theo chiều ngang, dọc và chéo để tạo ra các vết xước nhỏ.

Lưu ý bạn chọn loại giấy có độ nhám vừa phải, không quá thô để tránh làm hỏng đế. Bạn cũng nên chà nhẹ, đều tay không được chà quá mạnh một chỗ. Sau khi chà xong, dùng bàn chải mềm để loại bỏ các bụi bẩn và mạt giấy còn sót.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Sau thời gian sử dụng, các vết xước sẽ mòn đi và đế giày sẽ bị trơn trở lại. Bạn cần thường xuyên kiểm tra và khắc phục lại khi cần thiết.

Dùng giấy nhám chà để chống trơn đế giày

3.2 Có thể chọn dũa móng tay

Nếu không có sẵn giấy nhám, bạn tận dụng dũa móng tay để thay thế. Dũa móng tay, đặc biệt là loại dũa giấy cũng có bề mặt nhám có khả năng tạo ra các vệt xước nhỏ để tăng độ bám.

Cách thực hiện tương tự như dùng giấy nhám. Bạn dùng dũa móng tay chà nhẹ lên bề mặt đế giày theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, do diện tích bề mặt của dũa móng tay nhỏ hơn giấy nhám, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để xử lý toàn bộ đế giày.

Ngoài ra, dũa móng tay có độ nhám thấp hơn, do đó hiệu quả chống trơn trượt có thể không cao bằng. Cách này chỉ phù hợp với những đôi giày có đế mềm, mỏng, hoặc khi bạn chỉ cần xử lý một khu vực nhỏ bị trơn trên đế giày.

Chọn dũa móng tay

3.3 Sử dụng miếng dán đế giày

Miếng dán đế giày là giải pháp tiện lợi và hiệu quả để chống trơn trượt. Đây là sản phẩm làm từ cao su hoặc các vật liệu có độ bám cao, được thiết kế chuyên dụng để dán vào đế giày.

Có nhiều loại khác nhau từ trong suốt đến loại có màu sắc, hoa văn vừa chống trơn vừa tạo điểm nhấn cho đôi giày. Bạn dễ dàng tìm thấy và mua tại các cửa hàng giày dép, trên Shopee, Lazada,…

Cách dán rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch bề mặt đế, bóc lớp giấy bảo vệ phía sau miếng dán và dán chặt lên đế giày. Lưu ý bạn cần ép chặt miếng dán để đảm bảo độ dính tốt nhất.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài sử dụng, miếng dán có thể bị bong tróc nhất là khi tiếp xúc với nước. Bạn cần thường xuyên kiểm tra và thay miếng dán khác khi có dấu hiệu bị bung.

Sử dụng miếng dán đế giày

3.4 Băng dính cũng là lựa chọn không tồi

Đây là mẹo chữa cháy tạm thời nhưng khá hiệu quả trong trường hợp bạn cần chống trơn đế giày gấp mà không có sẵn các dụng cụ chuyên dụng. Băng dính giấy hoặc băng dính vải đều có thể tạo ra độ bám nhất định.

Cách thực hiện như sau. Chúng ta cắt các đoạn băng dính vừa đủ và dán lên đế giày theo hình chữ X hoặc hình caro là xong. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị bong tróc khi tiếp xúc khi bạn di chuyển nhiều.

Ngoài ra, băng dính sẽ để lại vết keo gây mất thẩm mỹ. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và thay thế bằng biện pháp khác ngay khi có thể nhé.

Cách chống trơn đế giày bằng băng dính

3.5 Chọn bề mặt nhám để xử lý

Một cách đơn giản khác để tăng độ bám cho đế giày là tận dụng các bề mặt nhám có sẵn xung quanh. Bạn trực tiếp chà phần đế lên vỉa hè, mặt đường, các bề mặt gồ ghề khác để tạo tự tạo nên bề mặt xước.

Cách này rất đơn giản và không tốn kém. Tuy nhiên hiệu quả chống trượt không cao. Việc chà đế giày lên bề mặt cứng sẽ làm mòn giày nhanh hơn, đặc biệt là với giày có đế mềm.

Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý chọn khu vực thực hiện sạch sẽ, tránh chà giày lên nơi có dầu mỡ, hóa chất, có vật sắc nhọn vì chúng sẽ làm hư đôi giày yêu quý.

Chọn bề mặt nhám để xử lý

3.6 Thay ngay đế giày mới

Nếu phần đế đã quá mòn và các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, thay đế giày mới là giải pháp tối ưu nhất.

Chúng ta có thể mang đến cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp. Thợ sửa giày sẽ tư vấn loại đế phù hợp nhu cầu sử dụng của bạn. Chi phí thay đế giày tùy thuộc vào chất liệu, nhưng thường rẻ hơn nhiều so với việc mua giày mới.

Để mọi thứ tối ưu hơn, bạn nên chọn loại đế có chất liệu cao su tự nhiên, nhiều rãnh để tăng độ bám và thoát nước.

Thay ngay đế giày mới

4. Những lưu ý khi chọn giày hạn chế tối đa sự trơn trượt

Bên cạnh áp dụng các cách chống trơn đế giày, việc lựa chọn giày phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp bạn hạn nguy cơ trơn trượt. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

4.1 Luôn kiểm tra đế giày trước khi mang

Đầu tiên, chúng ta hãy quan sát thiết kế của đế. Đế giày nên có nhiều vân, rãnh sâu và phân bố đều khắp bề mặt. Cụ thể hơn, phần vân, rãnh được thiết kế đa hướng để tạo ma sát tốt trên nhiều loại địa hình khác nhau. 

Tiếp theo, bạn sờ vào đế giày để cảm nhận chất liệu. Đế giày nên được làm từ cao su tự nhiên. Bởi chất liệu này có độ đàn hồi tốt, bám đường và bền hơn so với cao su tổng hợp.

Cuối cùng, bạn hãy thử uốn cong đế giày. Tất nhiên, đế giày tốt sẽ có độ linh hoạt ổn định. Mặc khác, chúng ta cũng không nên lấy đế quá mềm, điều này làm giảm độ ổn định và khiến sản phẩm dễ bị biến dạng.

Kiểm tra đế giày trước khi mang

4.2 Cân nhắc chọn độ cao đế vừa phải

Hiện tại thị trường có nhiều kiểu giày với thiết kế mới lạ. Nếu là một người không quen mang giày đế cao, bạn nên hướng đến những dòng giày có phần đế dày và bằng phẳng. Chúng sẽ giúp phân bổ trọng lượng cơ thể đều và vẫn giữ độ bám tốt.

Nếu bạn vẫn muốn đi giày cao gót, hãy chọn những đôi có chiều khoảng 7cm và có phần gót to. Tránh đi giày gót nhọn cao trên 7cm và đi trên các bề mặt không bằng phẳng.

Chọn độ cao đế vừa phải

4.3 Nhờ đến sự can thiệp của người có kinh nghiệm

Nếu bạn không chắc chắn về cách chọn giày chống trơn trượt, đừng ngần ngại nhờ đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm. Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng uy tín được đào tạo bài bản về sản phẩm và sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cho bạn.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, đặc biệt là những người thường xuyên đi giày thể thao. Họ  chia sẻ cho bạn nhiều kinh nghiệm thực tế về các loại giày có độ bám tốt phù hợp với từng loại địa hình.

Bên cạnh đó, tham khảo trên các diễn đàn, hội nhóm về giày dép cũng là nguồn thông tin hữu ích. Bạn tìm kiếm các bài đánh giá, so sánh các loại giày khác nhau và đặt câu hỏi để tìm thấy nhiều câu trả lời.

Hãy nhớ rằng mỗi người có bàn chân khác nhau và nhu cầu sử dụng giày cũng khác nhau. Vì vậy, đừng chỉ dựa vào lời khuyên của người khác mà hãy tự mình trải nghiệm và cảm nhận để chọn đôi giày phù hợp nhất.

Nhờ người có kinh nghiệm tư vấn cách chọn đế giày

5. Vật liệu nào giúp chống trơn đế giày tốt nhất?

Vật liệu đế giày phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo độ bám và an toàn khi di chuyển. Dưới đây là các loại vật liệu phổ biến:

  • Cao su tự nhiên: Ưu điểm lớn nhất của cao su tự nhiên là khả năng bám đường vượt trội, đặc biệt là trên các bề mặt ẩm ướt. Ngoài ra, còn có độ đàn hồi tốt, giúp hấp thụ lực tác động và mang lại cảm giác thoải mái khi di chuyển. Khả năng chống mài mòn của cao su tự nhiên cũng rất đáng nể, giúp kéo dài tuổi thọ của đế giày.
  • Cao su tổng hợp: Nhìn chung, cao su tổng hợp có giá thành rẻ hơn, nhẹ hơn và dễ gia công hơn so với cao su tự nhiên. Tuy nhiên, khả năng chống trơn trượt của cao su tổng hợp thường không bằng cao su tự nhiên.
  • Polyurethane (PU): Điểm mạnh là độ bền cao, khả năng chống sốc tốt, giúp bảo vệ bàn chân khỏi các tác động mạnh. Đế giày PU cũng có khả năng chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, khả năng chống trơn trượt của PU không bằng cao su tự nhiên, đặc biệt là trên các bề mặt ẩm ướt.
  • Ethylene-Vinyl Acetate (EVA): Mang đến trọng lượng siêu nhẹ và cảm giác thoải mái khi di chuyển. Khả năng hấp thụ sốc của EVA cũng rất tốt, giúp bảo vệ khớp và giảm mệt mỏi khi đi lại trong thời gian dài.

Cao su là vật liệu chống trơn đế giày tốt nhất

6. Lời kết

Trên đây là những cách chống trơn đế giày đơn quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hãy áp dụng ngay và lưu ý lựa chọn phương pháp phù hợp để tăng hiệu quả, tự tin di chuyển và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *